1/ Thóa hóa cột sống là gì?
Thoái hóa cột sống là bệnh mạn tính, tiến triển từ từ. Mức độ đau sẽ tăng dần khiến người bệnh bị hạn chế vận động, cột sống bị biến dạng mà không có viêm. Bệnh dẫn đến các tổn thương: thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống
Cấu tạo của cột sống gồm 33 đốt sống xếp chồng lên nhau. Trong đó:
- Dễ bị thoái hóa nhất là các đốt sống L1 – L5 nằm ở khu vực thắt lưng nên còn được gọi là thoái hóa cột sống thắt lưng.
- Đoạn đốt sống C5 – C7 cũng rất dễ bị thương tổn dẫn đến bào mòn. Tình trạng này gọi là thoái hóa cột sống cổ
2/ Nguyên nhân gây thoái hóa xương cột sống
Xương đốt sống bị thoái hóa chủ yếu là hệ lụy của tuổi tác và tình trạng thương tổn lâu ngày tại cấu trúc cột sống . Đây cũng là lý do bệnh thường xảy ra ở những người:
- Cao tuổi (tầm 50 – 60 trở lên)
- Bị vẹo cột sống
- Thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao dễ va chạm ở lưng, cổ dẫn đến chấn thương
- Có tiền sử bị gãy đốt sống, chấn thương nghiêm trọng hoặc phẫu thuật ở lưng
- Thừa cân, béo phì
- Giới tính. Nồng độ estrogen thấp trong thời kỳ mãn kinh có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe xương khớp của phụ nữ, góp phần thúc đẩy quá trình thoái hóa xương cột sống xảy ra.
3/ Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết thoái hóa đốt sống
Hầu hết bệnh nhân đều có biểu hiện đau nhức khó chịu. Tùy theo vị trí đốt sống bị thoái hóa mà các cơn đau ở mỗi trường hợp sẽ không giống nhau, ví dụ như:
- Thoái hóa cột sống thắt lưng: người bệnh thường cảm thấy đau ở vùng lưng dưới, mông, bẹn và sau đùi. Nếu không được kiểm soát tốt, tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến bắp chân, cẳng chân và cả bàn chân.
- Thoái hóa đốt sống cổ: khu vực cổ, vai, lưng trên và lưng giữa (đôi khi) đau nhức khó chịu. Khi bệnh trở nặng, cơn đau còn có thể lan xuống cánh tay, bàn tay và thậm chí là các ngón tay. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể bị đau đầu thường xuyên.
- Thoái hóa đốt sống ngực: tình trạng đau nhức thường bắt đầu ở vùng lưng giữa và có thể lan đến vùng cổ – vai và cánh tay. Bên cạnh đó, các cơn đau còn dễ khởi phát khi người bệnh chúi người về trước hoặc thực hiện động tác gập người.
4/ Biến chứng thoái hóa cột sống:
- Gai cột sống
- Thoát vị đĩa đệm
- Chèn ép rễ thần kinh. Gai xương và thoát vị có khả năng chèn ép vào rễ thần kinh gần đó gây đau và tê ngứa tay chân.
5/ Chẩn đoán thoái hóa cột sống bằng xét nghiệm hình ảnh
Các phương pháp này thường dùng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng thoái hóa, đồng thời loại trừ những nguyên nhân khác gây đau lưng và cổ. Chúng có thể kể đến như:
- Chụp X-quang: giúp kiểm tra khe khớp, tình trạng của đĩa đệm và sự hiện diện của gai xương
- Chụp CT: cung cấp hình ảnh về cột sống, đĩa đệm cũng như gai xương chi tiết hơn so với phim X-quang
- Chụp MRI: giúp bác sĩ quan sát các mô mềm, bao gồm cơ bắp, đĩa đệm cột sống, dây chằng và gân
6/ Phòng chống bệnh thoái hóa cột sống
- Tránh bê, mang, vác xách nặng, hoặc đội vật nặng).
- Ngồi đúng tư thế. Tuy nhiên, không ngồi lâu một tư thế.
- Không làm các động tác vặn người, với hoặc cúi gập quá mức.
- Tránh các động tác rung giật.
- Không để bị thừa cân, béo phì.
- Khi đã có thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nên hạn chế chạy nhảy, đi bộ mà nên bơi, treo xà đơn.
- Thường xuyên tập các bài tập cho cột sống.
- Người lao động nặng cần kiểm tra sức khỏe định kỳ.
7/ Điều trị bệnh thoái hóa cột sống
Khi có triệu chứng đau thắt lưng hoặc đau vùng cổ gáy, nên đến cơ sở y tế khám để loại trừ các nguyên nhân gây đau khác như viêm, ung thư di căn. Tùy thuộc vào mức độ thoái hóa của người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị, chế độ vận động phù hợp.
Quá trình điều trị có thể kết hợp với điều trị triệu chứng bằng thuốc (giảm đau, sử dụng thuốc kháng viêm không steroid-NSAID, giãn cơ, vitamin nhóm B, giảm đau thần kinh), chống thoái khớp tác dụng chậm;
Vật lý trị liệu là yếu tố không thể thiếu trong mọi phác đồ điều trị thoái hóa đốt sống. Chăm chỉ tập luyện đều đặn với cường độ thích hợp có thể giúp tăng cường sức mạnh và cải thiện tính linh hoạt ở các cơ vùng cổ, lưng. Điều này có tác dụng hỗ trợ duy trì chức năng của cột sống, đồng thời giảm bớt áp lực lên đĩa đệm cũng như các khớp đốt sống, qua đó thuyên giảm các triệu chứng thoái hóa.
Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, hẹp ống sống khi đã điều trị tích cực nội khoa (thuốc, vật lý trị liệu…) hơn 3 tháng mà không có kết quả, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng thì cần phải phẫu thuật.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÌNH AN
Địa chỉ: 372 Hùng Vương, phường Long Tâm, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Hotline: 0254 3742 777 Website: https://ybinhan.vn/



