1. Sốc phản vệ là gì?

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng. Phản ứng này có thể xảy ra trong vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với các chất dị ứng (dị nguyên) hay là những thực phẩm hàng ngày không phù hợp với cơ thể mỗi người.

Sốc phản vệ khiến hệ thống miễn dịch giải phóng một lượng lớn chất trung gian hóa học có thể gây sốc, huyết áp giảm đột ngột, bít hẹp đường thở, gây khó thở.

  • Tác nhân gây ra phản ứng phản vệ

Phản ứng phản vệ có thể do bất kỳ tác nhân nào trong môi trường khi người đó tiếp xúc:

  • Thức ăn: Đậu phộng, một số loại hạt, động vật có vỏ, cá, sữa và trứng là những chất gây dị ứng thực phẩm phổ biến nhất
  • Thuốc: Một số người có thể bị dị ứng với thuốc, ví dụ như penicillin ,aspirin, paracetamol,…
  • Protein (ví dụ, kháng độc tố uốn ván, truyền máu)
  • Nọc động vật: Vết đốt của ong (ong mật, ong bắp cày, ong đất…) hoặc các loại côn trùng khác có thể gây phản vệ ở một số người
  • Latex (mủ cao su).
  • Cơ chế của phản ứng phản vệ
  • Phản ứng phản vệ xảy ra khi có sự tương tác của kháng nguyên với IgE trên bạch cầu ưa base (basophil) và tế bào mast sẽ kích thích giải phóng histamine, leukotrien và các hoá chất trung gian khác.
  • Các chất này gây co thắt cơ trơn lan tỏa (vd: co thắt phế quản, nôn ói, tiêu chảy) và giãn mạch gây thoát huyết tương (vd: gây ra mề đay hoặc phù mạch

4.Triệu chứng sốc phản vệ

Các triệu chứng của tình trạng sốc phản vệ thường xảy ra trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể xảy ra sau khi tiếp xúc dị nguyên nửa giờ hoặc lâu hơn. Trong một số trường hợp hiếm hoi, tình trạng sốc phản vệ có thể xảy ra nhiều giờ sau đó. Các dấu hiệu và triệu chứng sốc phản vệ thông thường bao gồm:

  • Các phản ứng trên da, bao gồm phát ban, ngứa, da nóng bừng hoặc nhợt nhạt; ngứa ran bàn tay, bàn chân, miệng hoặc da đầu;
  • Huyết áp thấp (hạ huyết áp);
  • Co thắt đường thở, sưng cổ họng, gây tình trạng thở khò khè, khó thở;
  • Mạch nhanh nhẹ khó bắt;
  • Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy;
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu;
  • Đột nhiên cảm thấy quá nóng;
  • Cảm giác như có một khối u trong cổ họng hoặc cảm thấy khó nuốt;
  • Đau bụng;
  • Chảy nước mũi và hắt hơi;
  • Sưng lưỡi/môi

5.Các mức độ của phản vệ

  1. Nhẹ ( độ 1)

Ở mức độ phản vệ nhẹ, người bệnh chỉ có các triệu chứng da, tổ chức dưới da và niêm mạc. Ví dụ: mày đay, ngứa, đỏ da, phù mạch

  • Nặng ( độ 2)

Ở mức độ phản vệ nặng hơn, các triệu chứng lan rộng và rõ rệt hơn. Người bệnh xuất hiện ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau

  • Mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh
  • Khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi
  • Đau bụng, nôn, tiêu chảy
  • Huyết áp chưa tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp
  • Nguy kịch ( độ 3)

Ở mức độ này, các triệu chứng phản vệ trở nên nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng. Người bệnh có biểu hiện ở nhiều cơ quan

Đường thở: tiếng rít thanh quản, phù thanh quản.

Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở.

Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn cơ tròn.

Tuần hoàn: sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp

  • Ngừng tuần hoàn ( độ 4)

Ở mức độ này, các phản ứng nghiêm trọng có thể leo thang đến đe dọa tính mạng, người bệnh có biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn

6.Xử trí phản vệ

Tất cả trường hợp phản vệ phải được xử trí khẩn cấp, kịp thời ngay tại  chỗ và theo dõi liên tục trong 24h:

  • Ngừng ngay tiếp xúc với thuốc hoặc dị nguyên ( nếu có)
  • Sử dụng Adrenalin ( tối quan trọng)
  • Cho người bệnh nằm tại chỗ, đầu thấp, nghiêng trái ( nếu có nôn).

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÌNH AN

Địa chỉ: 372 Hùng Vương, phường Long Tâm, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Hotline: 0254 3742 777 Website: https://ybinhan.vn/