1/ Bệnh Gout là gì?
- Bệnh gút (còn gọi là gout hay thống phong) là một dạng viêm khớp phổ biến, Bệnh Gout (Gút) xảy ra khi cơ thể có quá nhiều axit uric trong máu và chúng kết tinh tạo thành các tinh thể sắc nhọn ở một hoặc nhiều khớp ,người bệnh thường chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, kèm theo cơn đau là hiện tượng sưng đỏ, thậm chí không đi lại được do đau.
- Khớp thường gặp nhất trong bệnh gout là ở ngón chân cái
2/ Bệnh gout có nguy hiểm không?
Tuy bệnh gout có thể làm cho người bệnh căng thẳng, đau đớn và mất ngủ nhưng gout là bệnh lành tính và có thể khống chế bằng thuốc cũng như phòng ngừa đợt cấp bằng việc thay đổi chế độ ăn.
3/ Nguyên nhân bệnh Gout ( Gút)
Nguyên nhân bệnh gout: gồm 2 nguyên nhân chính: nguyên phát ( đa số các trường hợp) và thứ phát.
- Nguyên phát
- 95 % các trường hợp xảy ra ở nam giới, độ tuổi thường gặp là 30-60 tuổi.
- Chưa rõ nguyên nhân
- Chế đọ ăn thực phâm có chứa nhiều puri như: gan, thận, tôm, cua, long đỏ trưng, nấm,… được xem là làm nặng thêm bệnh.
- Thứ phát
- Do các rối loạn về gen ( nguyên nhân di truyền) : hiếm gặp
- Do tăng sảng xuất acid uric hoặc giảm đào thải acid uric hoặc cả hai,
4/ Triệu chứng gút
- Đau nhức đột ngột và nghiêm trọng: đau thường xuất hiện mạnh mẽ ở các khớp, thường xuất hiện ban đêm, đặc biệt là ngón chân cái. Cơn đau có thể trầm trọng nhất trong vòng 4 đến 12 giở đầu sau khi bất đầu
- Cảm giác khó chịu kéo dài: sai khi cơn đau dữ dột nhất giảm bớt, một số khó chịu ở khớp có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Các cảm giác khó chịu sau này có thể kéo dài hơn và ảnh hưởng đến nhiều khớp hơn
- Sưng tấy và đỏ: các khớp bị ảnh hưởng có thể sưng lên và trở nên đỏ, cảm giác nóng rát khi chạm vào
- Cứng khớp: khớp có thể bị cứng, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi lâu một chỗ.
- Giới hạn phạm vi hoạt động khớp: khi bệnh gout tiến triển, bạn có thể không cử động khớp bình thường.
5/ Các đối tượng có nguy cơ bị Gout
Gout là bệnh lý toàn thân ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể, vì vậy đối tượng nào dễ bị mắc bệnh là điều mà không ít người quan tâm. Tuy nhiên với mức độ phổ biến và trẻ hóa như hiện nay, bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như:
- Nam giới sau tuổi 40
- Phụ nữ ở tuổi mãn kinh
- Di truyền
- Lối sống không lành mạnh:Tình trạng lạm dụng rượu bia sẽ cản trở việc loại bỏ acid uric ra khỏi cơ thể và chế độ ăn nhiều purin cũng làm tăng lượng acid uric trong cơ thể.
- Thừa cân, béo phì.
- Các vấn đề sức khỏe khác: Suy thận và các bệnh lý về thận có thể gây ảnh hưởng đến khả năng loại bỏ các chất thải của cơ thể, dẫn đến nồng độ acid uric tăng cao. Các bệnh khác liên quan đến bệnh gút có thể kể đến như tăng huyết áp, tiểu đường…
6/ Cách chẩn đoán Gout
- Chẩn đoán bệnh gout thường dễ dàng, đặc biệt nếu bạn có các triệu chứng điển hình của bệnh như viêm khớp ngón chân cái và có dấu hiệu đặc trưng của bệnh, bên cạnh đó, bác sĩ có thể dựa trên việc xem xét bệnh sử, khám sức khỏe và các triệu chứng của bạn.
- Tuy có những triệu chứng đặc hiệu nhưng đôi khi bệnh khó thể chẩn đoán chính xác, để chắc chắn bạn có bị bệnh hay không bác sĩ sẽ khuyến nghị thực hiện một số xét nghiệm gout cần thiết để chẩn đoán bệnh ( xét nghiệm máu,kiểm tra dịch khớp, …).
7/ Phân loại gút
Bệnh gút được phân theo giai đoạn tiến triển của bệnh. Cụ thể:
v Tăng acid uric máu không triệu chứng (Asymptomatic Hyperuricemia)
Một người có thể bị tăng nồng độ acid uric mà không có bất kỳ triệu chứng bên ngoài nào. Ở giai đoạn này, người bệnh chưa cần điều trị, mặc dù các tinh thể urat có thể lắng đọng trong mô và gây ra tổn thương nhẹ.
v Bệnh gout cấp tính
Các tinh thể urat lắng đọng có cấu trúc nhỏ, cứng, sắc nhọn khi cọ xát vào lớp niêm mạc mềm của khớp, được gọi là bao hoạt dịch, gây sưng đau và viêm rất nhiều. Khi điều này xảy ra tạo thành các đợt gút cấp. Các đợt cấp này có thể được “kích hoạt” sau khi người bệnh gặp căng thẳng, vừa trải qua một bữa tiệc rượu, sau bữa ăn thịnh soạn hay sử dụng ma túy, nhiễm lạnh… cũng có thể khiến bệnh bùng phát.
v Gút mạn tính giai đoạn tạm ổn định giữa các đợt cấp
Đây là giai đoạn giữa của các đợt cấp, khoảng tái phát các đợt cấp thường không xác định, có thể vài tháng, hoặc vài năm, điều này tùy thuộc vào quá trình điều trị cũng như việc cân bằng lối sống của bệnh nhân.Thời gian này, các tinh thể urat vẫn tiếp tục lắng đọng và tích tụ trong các mô cơ thể.
v Gút mãn tính có biến chứng
Đây là bệnh gây nhiều phiền toái và suy nhược cho người bệnh nhất. Ở giai đoạn mãn tính bệnh nhân xuất hiện những hạt tophi lớn xung quanh các khớp, thậm chí ở trong các mô cơ, trong thận gây tổn thương nghiêm trọng ở khớp và thận, nếu không được điều trị trong thời gian dài sẽ dẫn đến giai đoạn mãn tính
8/ Biến chứng của bệnh gout
Tùy vào mức độ bệnh sẽ có những đợt bùng phát khác nhau, một số người chỉ bị vài năm một lần, trong khi những người khác lại gặp vài tháng một lần.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ xảy ra thường xuyên hơn và mật độ khớp bị ảnh hưởng có thể rộng hơn, nồng độ acid uric cao và không được điều trị trong thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe:
- Sỏi thận: Theo thống kê có khoảng 20% bệnh nhân gout bị sỏi thận, nguyên nhân do sự tích tụ của các tinh thể urat và calci tạo thành sỏi. Điều này dẫn đến suy giảm chức năng thận, gây tắc nghẽn và nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Đứng trước nguy cơ bị hoại tử khớp và tàn phế khi các hạt tophi vỡ gây ra loét, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng dẫn đến viêm khớp, để lâu dẫn đến hỏng khớp.
- Thoái hóa ở khớp: xảy ra khi các tinh thể urat và hạt tophi cứng gây tổn thương khớp.
9/ Những thực phẩm người bị bệnh gout nên tránh:
- Nội tạng động vật bao gồm gan, thận,lá lách, tim và não,…
- Hái sản khác như tôm cua, sò điệp, hàu trứng cá
- Rượu bia, đặc biệt là uống nhiều bia và rượu mạnh.
10/ Phương pháp điều trị bệnh gout
Những người bị bệnh gút có thể kiểm soát các đợt bùng phát bằng cách thăm khám và duy trì dùng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh:
- Một số loại thuốc có tác dụng giảm đau và viêm giúp ngăn ngừa được các đợt bùng phát bệnh như colchicine hay thuốc allopuriod giúp ức chế sự hình thành acid uric, các thuốc kháng viêm không steroid, các thuốc giảm đau khác được bác sĩ cân nhắc sử dụng điều trị
- Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn lành mạnh, hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng purine cao như nội tạng động vật, hải sản, một số loại đậu, thịt… Bỏ thuốc lá, kiêng rượu bia và các chất kích thích giúp cải thiện bệnh.
Ghi chú: Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng giúp kiểm soát bệnh.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÌNH AN
Địa chỉ: 372 Hùng Vương, phường Long Tâm, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Hotline: 0254 3742 777 Website: https://ybinhan.vn/