Triệu chứng và bệnh trên toàn cơ thể
2. Triệu chứng và bệnh phần đầu và mặt
2.1.Cơ thể mệt mỏi, đau nhức:
Nguyên nhân và triệu chứng: Nếu dựa vào triệu chứng để phân loại thì có thể phân biệt các chứng đau bên đầu ví dụ như đau đầu kèm theo chóng mặt do các mạch máu hai bên đầu bị co thắt; đau phía sau đầu đi kèm với đau nhức bả vai chủ yếu là do các bắp vùng vai quá căng thẳng gây nên; hoặc đau đầu do thần kinh quá căng thẳng (stress) gây nên.
Trọng tâm trị liệu: Việc đầu tiên phải kiểm tra mức độ nghiêm trọng của bệnh, rồi mới được tiến hành trị liệu các huyệt đạo vùng đầu. Trước hết ấn lên huyệt Bách hội và xoa bóp vùng đỉnh đầu hoặc các huyệt Khúc sai, Hàm yếm, Giác tôn, Hòan cốt hai bên đầu; để làm dịu cảm giác nặng đầu, nhức đầu, thì ấn lên huyệt Khúc trì ở tay. Để tiêu trừ triệu chứng nhức mỏi vai thì tiến hành các biện pháp bấm huyệt, massage từ huyệt Thiên trụ, Phong trì ở cổ đến các huyệt Kiên tỉnh, Khúc viên.
2.2.Đau thần kinh sau đầu:
Nguyên nhân và triệu chứng: Từ sau đầu cho đến sau cổ và từ hai bên tai cho đến
hàm dưới đau buốt như da thịt bị kéo căng; thậm chí chỉ cần khẽ đụng chạm đến râu, tóc trong khu vực ấy thì đã thấy đau nhói; có ngừơi còn có cảm giác cơn đau như một làn sóng lan lên tận đỉnh đầu; nhưng triệu chứng lại khác với căn bệnh đau sau đầu.
2.3.Chứng mặt tê dại, co giật:
Nguyên nhân và triệu chứng: Mặt bị hàn lạnh lâu dài, thường xuyên lo lắng, khổ
tâm… sẽ dần làm cho khuôn mặt bị tê cứng, không thể biểu lộ được sự vui vẻ, tươi cười; đó là triệu chứng bệnh tê liệt thần kinh mặt. Khi thần khinh mặt bị tê liệt vì trúng độc rượu cồn hoặc bị trúng gió thì sẽ làm cho một bên mặt bị liệt. Còn trường hợp phần cơ mặt phía bên trên mắt bị co giật thì ngoài các nguyên nhân bị đau đớn, căng thẳng, nhức mỏi… còn do một số chứng bệnh khác gây nên.
2.4.Đau mặt, đau đôi thần kinh não thứ 5:
Nguyên nhân và triệu chứng: Lúc bình thường không có biểu hiện gì, nhưng khi
phát bệnh thì mặt đau đớn dữ dội, đó là triệu chứng đau dây thần kinh não thứ 5. Khi bệnh mới ở thời kỳ đầu thì có cảm giác một bên mặt thường đau nhức, khi bệnh nặng lên thì từ má cho đến hàm trên, trán và vùng cung quanh mắt, và cả một vùng rộng từ phía sau đầu cho đến hai bả vai cũng bị đau đớn dữ dội.
3.Triệu chứng và bệnh mắt, mũi, tai
4.Triệu chứng và bệnh răng, miệng, cổ họng
5.Triệu chứng và bệnh đau ngực, hệ hô hấp
6. Triệu chứng và bệnh đau cổ, vai
6.1. Nhức mỏi và đau cổ, vai:
Nguyên nhân và triệu chứng: Hiện tượng từ vùng cổ đến hai bên vai và xung quanh xương bả vai có cảm giác nặng nề, cứng nhắc, có những lúc cảm thấy đau rần, nhức mỏi… chủ yếu là do cơ bắp quá căng thẳng và vận động quá sức gây nên. Ví dụ như: hai cánh tay và đôi vai làm công việc nặng nhọc trong một thời gian dài, tập trung tinh thần cao độ để làm việc, tư thế vận động gò bó không tự nhiên, đôi mắt làm việc quá mệt mỏi, các cơ quan nội tạng phối hợp không điều hòa, thần kinh bị áp lực quá lớn…
6.2. Viêm khớp xương vai:
Nguyên nhân và triệu chứng: Người từ hơn 40 đến trên 50 tuổi thường hay cảm thấy nhức mỏi hai vai, gọi chính xác là triệu chứng “Viêm khớp xương vai’ (còn gọi là vai năm mươi) và nó khác với bệnh đau nhức vai thông thường. Nó bắt đầu từ hiện tượng bả vai có cảm giác nặng nề, ê mỏi, rồi chẳng bao lâu sau, chỉ cần vận động hơi mạnh hai vai là đã cảm thấy đau nhức. Khi bệnh nặng, các cơ bả vai bị teo lại, chỉ cần dè nhẹ lên vai là đã cảm thấy hết sức đau đớn hoặc gân cốt xung quanh vùng vai bị tê cứng.
6.3 Vẹo cổ (Lạc chẩm):
Nguyên nhân và triệu chứng: Buổi sáng, vừa mới thức dậy, cảm thấy cổ hết sức đau đớn, không thể quay lắc nổi hoặc từ sau đầu cho đến cổ hoặc vai đau buốt. Những triệu chứng này chủ yếu là do tư thế nằm ngủ gò bó, không được tự nhiên thoải mái, làm cho gân cơ cổ bị căng thẳng, khác thường gây nên; ngoài ra, nhiễm hàn lạnh đột ngột trong khi ngủ cũng gây nên triệu chứng ấy; đó chính là chứng Vẹo cổ mà Đông y gọi là Lạc chẩm.
6.4. Chứng vẹo đốt sống cổ:
Nguyên nhân và triệu chứng: Cổ hết sức đau đớn không thể quay được, hai bả vai đau nhức, tê cứng, đau đầu, tâm tính bất ổn… đó là các triệu chứng biểu hiện của bệnh vẹo đốt sống cổ, nguyên nhân của nó là do các dây chằng xung quanh xương cổ hoặc cơ gần cổ gặp trở ngại. Cũng giống như xe cộ đâm mạnh vào nhau trong các vụ tai nạn giao thông, với chứng bệnh này cổ thường bị quay về phía sau. Nếu bệnh nặng thì thần kinh, kinh lạc cổ bị ảnh hưởng lớn, dẫn đến tay chân tê dại, ù tai, chóng mặt, nôn mửa…
7. Triệu chứng và bệnh đau tay, chân, vùng lung
7.1.Thấp khớp mạn tính:
Nguyên nhân và triệu chứng: Triệu chứng ban đầu là: sáng sớm khi thức dậy
cảm thấy đau các ngón tay, chân cứng nhắc không linh hoạt, tay chân có cảm giác tê dại. Các khớp xương bị đau dần từ khớp nhỏ đến các khớp lớn, cơ thể cảm thấy mỏi mệt mà không rõ nguyên nhân, nhạt miệng biếng ăn, mất ngủ, rồi đến các triệu chứng tay chân hàn lanh, đau lưng, bí tiểu tiện, thiếu máu xuất hiện…
7.2. Đau cơ bắp, thần kinh và tê bại tay:
Nguyên nhân và triệu chứng: Khi leo núi mà đeo balô nặng, quai balô siết chặt vào bả vai làm cho cánh tay trên bị tê nhẹ, hoặc khi vận động cơ bắp, làm việc nặng nhọc thì các cơ bắp mỏi mệt, đau nhức, các đầu ngón tay bị hàn lạnh, tê bại. Cánh tay bị đau nhức, tê bại là do nhiều nguyên nhân; nhưng nếu gặp hiện tượng đau nhức theo một đường thẳng từ bả vai cho đến đầu ngón tay thì đa phần là do đau thần kinh tay.
7.3. Chứng trẹo cổ tay, vẹo ngón tay:
Nguyên nhân và triệu chứng: Khi tay vận động hoặc làm việc mà phải quay chuyển vặn vẹo quá mạnh, quá đột ngột thì dễ dẫn đến những chấn thương như trẹo cổ tay hoặc vẹo ngón tay; chúng làm cho vùng xung quanh khớp xương bị thương sưng phù, đau đớn; vùng bị thương sẽ phát sốt, trường hợp nặng thì bị xuất huyết.
7.4. Viêm khuỷu tay:
Nguyên nhân và triệu chứng: Trong lúc chơi quần vợt, sau khi thực hiện động tác đánh bóng đi, bỗng cảm thấy từ khuỷu tay cho đến cổ tay đau nhói, tê dại; triệu chứng ấy được gọi là đau khuỷu võng cầu (hay khuỷu quần vợt). Những triệu chứng như vậy phần lớn là do hệ thống gân cơ khớp khuỷu tay bị viêm gây nên, danh từ chuyên môn gọi là “ Viêm thượng khỏa” bên ngoài xương cánh tay… Nó không chỉ là triệu chứng của việc vận động cánh tay khi chơi quần vợt mà cả những lúc cử tạ, hoặc nâng cao vật nặng, vẹo xương tay cũng xảy ra tình trạng tương tự.
7.5. Chứng đau thần kinh toạ, chân tê dại, đau nhức:
Nguyên nhân và triệu chứng: Một trong những lý do làm chân tê dại là do ngồi một tư thế quá lâu, khiến cho sự tuần hoàn của máu huyết bị tắc nghẽn gây nên. Nhưng nếu không vì một lý do khác thường nào mà lại cảm thấy tê dại từ vùng thắt lưng cho đến chân; những lúc uốn, vận mình cảm thấy vùng lưng rất đau đớn hoặc khi giữ thẳng đầu gối đưa cao chân lên thì phía sau đùi bị đau nhói… ta có thể nghỉ ngay đến bệnh đau thần kinh tọa. Thần kinh tọa tức là thần kinh của nửa thân dưới; khi thần kinh tọa bị bệnh nặng thì dễ dẫn đến cơ bắp suy thoái hoặc da thịt đôi chân bị tê dại, mất cảm giác; đó là những triệu chứng điển hình của bệnh, cần chú ý đến.
7.6. Đau nhức đầu gối:
Nguyên nhân và triệu chứng: Ngoài các nguyên nhân do bị phong thấp, thống phong, chấn thương đầu gối… thì các triệu chứng đầu gối bị tê cứng, phù nề, đau nhức, rất khó co duỗi, không thể ngồi thỏai mái… chủ yếu là do khớp xương đầu gối bị lão hóa gây nên. Do quá đau đớn mà bước đi phải thật nhẹ, vì vậy làm cho lưng phải chịu thêm gánh nặng, làm cho cơ bắp bị suy thoái. Trường hợp bệnh nặng thì đầu gối sưng phù, tích nước hoặc khớp xương có thể bị biến dạng.
7.7. Chứng biến dạng cột sống lưng:
Nguyên nhân và triệu chứng: Thân thể chỉ hơi vận động thì tê dại, đó là do cột sống vùng thắt lưng bị biến dạng. Có triệu chứng ấy là vì thần kinh tủy sống chạy trong các đốt xương cốt sống, khi gặp các đốt xương bị lão hóa bỗng có xu hướng thoát ra ngoài, làm cho điểm tiếp xúc các đốt sống tại đó phải gồ lên theo. Vì vậy triệu chứng biến dạng xương sống (còng lưng) thường hay phát sinh ở những người cao tuổi.
7.8. Đau vùng thắt lưng:
Nguyên nhân và triệu chứng: Đau vùng thắt lưng có nhiều loại, có nhiều triệu chứng như: thường xuyên có những cảm giác khó chịu, đau nhức âm ĩ hoặc đột nhiên bùng phát cơn đau dữ dội, lan truyền cả lên lưng và xuống chân. Những ngừơi khỏe mạnh bị đau vùng thắt lưng là do tư thế vận động không đúng, quá mạnh, hoặc làm việc quá sức; đau vùng thắt lưng cũng thường xảy ra đối với những người cao tuổi hoặc phụ nữ trong những ngày hành kinh. Ngoài ra, chứng đau thần kinh toạ, biến dạng cột sống, đau lưng cấp tính hoặc một số bệnh nội tang… cũng là các nguyên nhân gây nên hiện tượng đau vùng thắt lưng.
8.Triệu chứng và bệnh đau bụng, hệ tiêu hóa
9.Triệu chứng và bệnh về thận, hệ tiết niệu
10.Triệu chứng và bệnh ngoài da
11.Triệu chứng và bệnh tâm lý
12.Triệu chứng và bệnh trẻ em
13.Triệu chứng và bệnh đàn ông
14.Triệu chứng và bệnh phụ nữ
15.Triệu chứng và bệnh của người già