1/ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh viêm phổi mãn tính được gây ra do luồng khí tắc nghẽn từ phổi. Các triệu chứng bao gồm khó thở, ho, tiết chất nhầy (đờm) và thở khò khè.
2/ Nguyên nhân của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) :
- Khói thuốc lá: là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Ô nhiễm không khí.
- Thiếu hụt alpha-1 antitrypsin: đây là tình trạng di truyền hiếm gặp, cũng có thể gây bệnh
3/ Đối tượng có nguy cơ bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ( COPD):
- Người trên 40 tuổi
- Người hút thuốc lá, thuốc lào, xì ga, thuốc lá điện tử…
- Người làm việc trong môi trường ô nhiễm : bụi vô cơ và hữu cơ, khói, hơi khí độc, bụi than, bụi khói…
- Người bị hen suyễn ( hen phế quản).
- Người bị HIV hoặc lao có thể làm tăng nguy cơ
4/ Triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ( COPD)
- Ho thường triệu chứng đầu tiên, ban đầu ho ngắt quãng, bệnh nặng gây ho liên tục, ho hàng ngày. Ho có nhiều đàm, nhất là buổi sáng.
- Khó thở , ban đầu khó thở khi gắng sức, bệnh nặng gây khó thở cả trong hoạt động hang ngày và khi nghỉ ngơi.
- Thở khò khè.
- Tức ngực, khó thở sâu hoặc đau khi thở
- Mệt mỏi
5/Biến chứng:
§ Tràn khí màng phổi
§ Bệnh tim
§ Giảm tuổi thọ
§ Tàn phế
6/ Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Bệnh được chẩn đoán chủ yếu dựa trên những người ở độ tuổi ngoài 40, có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào hoặc tiếp xúc khói bụi kéo dài.
- Đo chức năng hô hấp (đo hô hấp ký) là xét nghiệm cho phép kiểm tra và phát hiện mức độ nặng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD. Xét nghiệm này cho biết thông tin chính xác về lưu lượng không khí lưu thông trong phế quản và trong phổi. Đây là thăm dò khá đơn giản và hầu như không gây đau đớn, khó chịu hay tai biến cho bệnh nhân
7/ Cách điều trị bệnh COPD:
- Thay đổi lối sống: bỏ hút thuốc, ngừng tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, tập các bài tăng cường chức năng phổi, tiêm vaccine phòng bệnh cúm, phế cầu.
- Sử dụng thuốc: Nền tảng điều trị là thuốc giãn phế quản, hoặc có thể kết hợp thêm steroid để giảm viêm đường thở trong trường hợp cần thiết.
- Liệu pháp oxy (ống thông, mặt nạ hoặc đặt ống nội khí quản): Để cung cấp oxy cho cơ thể, được thực hiện tại nhà hoặc trong bệnh viện
- Phẫu thuật: Được thực hiện trong một số trường hợp COPD nghiêm trọng không cải thiện sau khi dùng thuốc.
- Ghép phổi: là biện pháp sau cùng để cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho người mắc bệnh
Hiện nay, chưa có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh COPD. Tuy nhiên, thay đổi lối sống và áp dụng các phương pháp điều trị có thể giúp người bệnh COPD cảm thấy tốt hơn, năng động hơn và làm chậm sự tiến triển của bệnh.
8/ Cách phòng ngừa COPD
- Không hút thuốc lá và tránh khói thuốc thụ động. Nếu bạn đang hút thuốc, hãy bỏ thuốc. Nếu việc cai thuốc quá khó khăn với bạn, hãy nhờ gia đình bạn bè giúp đỡ, hoặc liên hệ các cơ sở hỗ trợ cai thuốc lá
- Tránh ô nhiễm không khí ngoài trời, khói, bụi, hóa chất
- Hạn chế phơi nhiễm nghề nghiệp, có dụng cụ bảo hộ lao động thích hợp
- Hạn chế ô nhiễm không khí trong nhà bằng cách dọn dẹp nhà cửa và vật dụng thường xuyên, hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm
- Có chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động lành mạnh để tăng cường sức đề kháng
- Khám sức khỏe tổng quát định kỳ.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÌNH AN
Địa chỉ: 372 Hùng Vương, phường Long Tâm, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Hotline: 0254 3742 777 Website: https://ybinhan.vn/



